Skip to main content

Nhận dạng tiếng nói – Wikipedia tiếng Việt


Nhận dạng tiếng nói là một quá trình nhận dạng mẫu, với mục đích là phân lớp (classify) thông tin đầu vào là tín hiệu tiếng nói thành một dãy tuần tự các mẫu đã được học trước đó và lưu trữ trong bộ nhớ. Các mẫu là các đơn vị nhận dạng, chúng có thể là các từ, hoặc các âm vị. Nếu các mẫu này là bất biến và không thay đổi thì công việc nhận dạng tiếng nói trở nên đơn giản bằng cách so sánh dữ liệu tiếng nói cần nhận dạng với các mẫu đã được học và lưu trữ trong bộ nhớ.
Khó khăn cơ bản của nhận dạng tiếng nói đó là tiếng nói luôn biến thiên theo thời gian và có sự khác biệt lớn giữa tiếng nói của những người nói khác nhau, tốc độ nói, ngữ cảnh và môi trường âm học khác nhau. Xác định những thông tin biến thiên nào của tiếng nói là có ích và những thông tin nào là không có ích đối với nhận dạng tiếng nói là rất quan trọng. Đây là một nhiệm vụ rất khó khăn mà ngay cả với các kỹ thuật xác suất thống kê mạnh cũng khó khăn trong việc tổng quát hoá từ các mẫu tiếng nói những biến thiên quan trọng cần thiết trong nhận dạng tiếng nói.

Các nghiên cứu về nhận dạng tiếng nói dựa trên ba nguyên tắc cơ bản:


  • Tín hiệu tiếng nói được biểu diễn chính xác bởi các giá trị phổ trong một khung thời gian ngắn (short-term amplitude spectrum). Nhờ vậy ta có thể trích ra các đặc điểm tiếng nói từ những khoảng thời gian ngắn và dùng các đặc điểm này làm dữ liệu để nhận dạng tiếng nói.

  • Nội dung của tiếng nói được biểu diễn dưới dạng chữ viết, là một dãy các ký hiệu ngữ âm. Do đó ý nghĩa của một phát âm được bảo toàn khi chúng ta phiên âm phát âm thành dãy các ký hiệu ngữ âm.

  • Nhận dạng tiếng nói là một quá trình nhận thức. Thông tin về ngữ nghĩa (semantics) và suy đoán (pragmatics) có giá trị trong quá trình nhận dạng tiếng nói, nhất là khi thông tin về âm học là không rõ ràng.

Cách tiếp cận nhận dạng tiếng nói bằng thống kê bao gồm: sử dụng mô hình Markov ẩn, mạng nơ-ron, sử dụng cơ sở tri thức, v.v..





Comments

Popular posts from this blog

Liên tục Troyon - Wikipedia

Những năm đầu [ chỉnh sửa ] Ông sinh ra ở Sèvres, gần Paris, nơi cha ông được kết nối với nhà máy sản xuất sứ nổi tiếng. Troyon bước vào các ateliers rất trẻ với tư cách là một người trang trí, và cho đến khi anh ta hai mươi tuổi, anh ta làm việc chăm chỉ với các chi tiết nhỏ của đồ trang trí bằng sứ; và loại công việc này anh ấy đã thành thạo đến mức phải mất nhiều năm trước khi anh ấy vượt qua những hạn chế của nó. Khi anh ta lên hai mươi mốt, anh ta đi du lịch khắp đất nước với tư cách là một nghệ sĩ, và vẽ tranh phong cảnh miễn là tài chính của anh ta kéo dài. Sau đó, khi bị ép tiền, anh kết bạn với nhà sản xuất Trung Quốc đầu tiên, anh gặp và làm việc đều đặn tại doanh nghiệp trang trí cũ cho đến khi anh tích lũy đủ tiền để cho phép anh bắt đầu lại cuộc phiêu lưu của mình. Sự phát triển sau này [ chỉnh sửa ] Troyon là một người yêu thích với Camille Roqueplan, một nghệ sĩ nổi tiếng tám tuổi, và anh ta đã trở thành một trong những học trò của mình sau khi nhận được họ

Brian Williamson - Wikipedia

Brian Williamson Sinh Brian Bernard Ribton Williamson ( [1945-09-04 ) 4 tháng 9 năm 1945 19659007] 9 tháng 6 năm 2004 (2004-06-09) (ở tuổi 58) New Kingston Nghề nghiệp Nhà hoạt động quyền LGBT Brian Williamson (4 tháng 9 năm 1945 - Ngày 9 tháng 6 năm 2004) là một nhà hoạt động vì quyền đồng tính người Jamaica, người đồng sáng lập Diễn đàn đồng tính nữ Jamaica, All-Sexuals và Gays (J-FLAG). Ông được biết đến là một trong những người đồng tính nam công khai sớm nhất trong xã hội Jamaica và là một trong những nhà hoạt động vì quyền đồng tính nổi tiếng nhất của nó. Sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp trung lưu ở Giáo xứ Saint Ann, Williamson ban đầu coi cuộc sống của các giáo sĩ Công giáo La Mã trước khi quyết định cống hiến cho sự nghiệp của quyền đồng tính ở Jamaica. Vào những năm 1990, anh ta đã mua một tòa nhà chung cư ở khu vực Kingston mới của Kingston, nơi anh ta thành lập một hộp đêm đồng tính, vẫn mở trong hai năm bất chấp sự phản đối của cảnh sát. Năm 1998,